Như mọi người cũng đã biết mỗi nước đều có phong tục tập quán và văn hóa giao tiếp riêng. Hôm nay, xin được giới thiệu tới các bạn về văn hóa trong giao tiếp của người Nhật bản nói riêng và đất nước Nhật bản nói chung.
⇒Từ 15.000 năm trước công nguyên, ở nhật Bản đã có con người sinh sống.
⇒Từ 13.000 năm trước Công Nguyên, người Nhật đã biết trồng lúa nước, làm đồ gốm, sống định cư.
⇒Từ 300 năm trước Công Nguyên đã sử dụng đồ cơ khí.
⇒Từ thế kỉ thứ 3 đến giữa thế kỉ thứ 6, những nhà nước đầu tiên xuất hiện. Đạo Shinto phát triển khắp cả nước. nước nhật bắt đầu có tên gọi Yamato.
⇒Từ thế kỉ thứ 6 đến thế kỉ thứ 8, một nhà nước tập quyền được thành lập và đóng đô ở Asuka (gần thành phố Nara ngày nay). Tên nước là Yamato đổi thành Nhật Bản.
Trên đây chỉ là đôi nét về thời ban sơ của Nhật Bản. khi con người xuất hiện điều tất nhiên phải có đó chính là tiếng nói và chữ viết, tiếng Nhật được viết trong sự phối hợp ba kiểu chữ: Hán tự hay Kanji và hai kiểu chữ đơn âm mềm Hiragana (Bình Giá Danh) và đơn âm cứng Katakana (Phiến Giá Danh). Kanji dùng để viết các từ Hán (mượn của Trung Quốc) hoặc các từ người Nhật dùng chữ Hán để thể hiện rõ nghĩa.
Higarana dùng để ghi các từ gốc Nhật và các thành tố ngữ pháp như trợ từ, trợ động từ, đuôi động từ, tính từ…..Katakana dùng để phiên âm từ vựng nước ngoài, trừ tiếng Trung và từ vựng của một số nước dùng chữ Hán khác. Dùng lời nói để giao tiếp với nhau, văn hóa giao tiếp của người Nhật rất phong phú và đa dạng từ lời nói, kiểu chào, cách ăn, ánh mắt,….Mỗi kiểu có cách giao tiếp đặc trưng riêng.
Nhắc tới Nhật thì hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù du và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Cây hoa đào đem tặng được xem như biểu tượng hòa bình của nước Nhật với các nước khác trên thế giới.
Hoa đào mộc ở Triều Tiên và Mỹ không có mùi hương. Trong khi đó, ở Nhật Bản, người ta gợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ. Hoa anh đào nở báo hiệu mùa xuân đến. Suốt tuần lễ thứ hai của tháng Tư, lễ hội hoa anh đào được tổ chức khắp nơi đón mùa xuân mới và mọi người tụ tập trong các bữa tiệc ngắm hoan “ohanami”.
Mỗi khi mùa xuân đến, hoa đào như nở khắp đất nước Nhật bản. Cả môt màu hồng phấn ôm trọn lấy núi đồi, lan tỏa khắp phố phường tượng trưng cho một mùa lãng mạn và đẹp nhất: mùa hoa anh đào.
Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người điều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị của xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình, cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội của mỗi người tham gia giao tiếp. Và cúi đầu chào được xem là nghệ thuật giao tiếp của đất nước Phù Tang.
Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên, khách là người trên…..người Nhật sử dụng ba kiểu chào
Kiểu Saikeirei: cúi từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của các Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.
Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống từ 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.
Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi một giây, hai tay để bên hông.
Người Nhật cúi chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ có lần đầu là phải chào theo nghi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào. Ngay cả người Nhật cũng cảm thấy rườm rà khi cúi chào theo nghi thức nhưng nó đã tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác và cho đến tận ngày nay trong giao tiếp. Bên cạnh giao tiếp ngôn ngữ còn có giao tiếp phi ngôn ngữ như:
Giao tiếp bằng mắt: khi giao tiếp người Nhật thường tránh nhìn trực tiếp vào người đối diện, họ thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa,….hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Họ cho rằng khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem là người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.
Sự im lặng: người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến hành động,họ sử dụng sự im lặng như một cách giao tiếp và họ tin rằng nói ích sẽ tốt hơn nói nhiều. Trong buổi thương thảo, người cao nhất thường nói ít lời và những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn mất lòng người khác.
Gián tiếp và nhập nhằng: thường thì họ ít giải thích và những câu trả lời rất mơ hồ.Họ không bao giờ nói “không” và không nói là không hiểu. Nếu cảm thấy bất đồng hay không thể làm theo những yêu cầu của người khác thì họ nói “điều này khó”. Người Nhật có tính tự trọng cao nên họ đặc biệt tránh trở thành kẻ lố bịch, không đúng mực, khiếm nhã khi giao tiếp. họ thường cất giấu cảm xúc và không muốn làm phiền khi người khác có chuyện buồn.
Trong công ty với tác phong công nghiệp người Nhật luôn ý thức rất rõ vị trí của mình. Khi bước vào giao tiếp, sau những lời nói xã giao, với cương vị chủ nhà thì họ chủ động đi thẳng vào vấn đề, khi đó cũng là lúc công việc bắt đầu, những lúc căng thẳng ab5n tạo được tình huống cười sẽ gây được ấn tượng tốt nhưng biết dừng lại đúng lúc.Nếu muốn cuộc tiếp xúc không tẻ nhạt bạn nên hướng tới chủ đề không ở đâu kiêng kỵ như thể thao, thời tiết, kinh tế,….
Nụ cười hay tiếng cười của người Nhật có thể là do họ cảm thấy bối rối hoặc khó chịu và có thể không mang nghĩa là họ không vui.
Sẽ là rất thô lỗ nếu không gửi thiệp trong ngày Tết của Nhật khi nhận được thiệp gửi cho bạn. Nhưng gửi ấy đến 1 tang gia chưa giáp năm là lỗi trong giao tiếp. với người Nhật việc tặng tiền được coi là loại quà cáp quy chuẩn trong đám cưới hay cho trẻ em trong năm mới.
Khi ai đó gọi bằng cách vẫy tay, nên để tay thẳng lòng bàn tay hướng xuống, sao đó quạt các ngón tay xuống, việc cộng một vài ngón tay trong không khí được coi là cử chỉ tục tĩu. Sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu chỉ tay trực tiếp vào người khác, thay vào đó ta mở rộng bàn tay ngửa lên như đang bưng một cái mâm và chỉ về phía người đó.
Một điều rất quan trọng trong giao tiếp là cách tạo ra thiện cảm lúc ban đầu, trong công việc cũng như sinh hoạt. Với quỹ thời gian eo hẹp của cuộc sống công nghiệp, công chức Nhật rất quan tâm vấn đề thời gian nếu có cuộc hẹn. họ tỏ ra khó chịu khi phải đợi và rất mất cản tình với người sai hẹn.
Nếu là người đi tìm cơ hội hợp tác kinh doanh thì anh ta khó có cơ hội thứ hai lặp lại. Người Nhật rất thích tặng quà cho khách, khi được tặng quà không được mở quà ra trước mặt người tặng quà, đó như là luật bất thành văn. Họ tặng quà nhau trong các dịp lễ Tết, có tin vui hay thăng chức và những món quà được gói rất nghệ thuật. không nên tặng quà có số lượng 4 hoặc 9, những vật nhọn hoặc trà uống vì chúng tượng trưng cho những điều kém may mắn tại Nhật.
Khi đến nhà người khác chơi, khi được mời vào nhà thì phải đáp “cảm ơn, rất hân hạnh” và cởi bỏ áo khoác trước cửa nhà. Đối với những người mới ghé thăm lần đầu tiên không được ở lâu quá nửa giờ, tìm lúc thích hợp xin phép ra về với câu “tôi đã làm phiền ngài quá lâu, xin lượng thứ”. Khi cởi bỏ dép đi trong nhà thì mũi dép phải hướng vào trong phòng, ở của người khác phải cúi chào lần nữa và cảm ơn vì sự tiếp đón.
Phụ nữ Nhật Bản khi nói chuyện với người ít quen biết thì họ phải im lặng và nhìn đi chỗ khác, hành vi đó được coi là sự đức hạnh, nếu khi nói chuyện mà nhìn chăm chăm thì được đánh giá là người thiếu đức hạnh vì hành vi đó được xem như lời mời gọi dẫn tới sự thân mật.
Rõ ràng điều này khác hẳn so với văn hóa giao tiếp Việt Nam của chúng ta.
ở VN trong khi nói chuyện với người đối diện mà không nhìn vào người đối thoại thì được xem là thiếu tôn trọng người nói. Còn trong công việc nếu không dám nhìn thẳng vào người đối diện sẽ bị đánh giá là người không trung thực hay không có năng lực làm việc. Nhìn thẳng vào người đối thoại còn thể hiện sự tôn trọng và tiếp thu ý kiến của người nói.
—-
ĐỐI VỚI VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NHẬT TRONG KINH DOANH
Nhật Bản là một xã hội theo đẳng cấp dọc, vì thế mà Nhật Bản không có quan niệm về sự “bình đẳng”, các mối quan hệ của Nhật theo khuynh hướng người trên kẻ dưới, người chủ hoặc sếp được ví như cha mẹ và nhân viên được xem như con cái trong gia đình. Lòng trung thành được coi như là một phẩm chất rất cao quý, phải tuân theo kỷ luật trong công ty và tôn trọng cấp trên.khi muốn thiết lập mối quan hệ thì họ cần biết rõ cấp bậc của người ấy để cư xử cho đúng phép tắc, vì thế họ cần trao đổi danh thiếp.
Với nền kinh tế lớn nhất Châu Á và thứ hai thế giới, Nhật Bản đang là thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp VN và cung ứng nhân lực xuất khẩu lao động. Do vậy, việc nắm rõ văn hóa giao tiếp và tích cách kinh doanh của người Nhật sẽ giúp các doanh nghiệp VN giao tiếp và kinh doanh thành công giống họ. Vì vậy khi giao tiếp với các doanh nghiệp Nhật ta phải nắm rõ bản sắc văn hóa của họ.
1, Đặc điểm nổi bật là khi làm việc với các doanh nhân người Nhật là giữ chữ tín, giữ lời hứa dù là những việc nhỏ nhất.
Người Nhật rất nguyên tắc về thời gian và sự cam kết. khi người Nhật hứa làm xong việc vào đúng thời gian này, thì chắc chắn họ sẽ thực hiện đúng thời gian và đảm bảo chất lượng và không rộng lượng, dễ bỏ qua lỗi lầm cho người khác khi sai hẹn. Vì họ coi trọng ấn tượng của lần đầu tiên gặp mặt nên nếu doanh nghiệp VN không thực hiện được lời hứa thì việc đầu tiên là phải xin lỗi, cho dù bất cứ lý do gì. Sau đó tìm cơ hội thích hợp để giải thích.
2, Trao đổi thông tin, đàm phán rất lâu và kỹ, làm việc rất máy móc
Cho dù là công ty thương mại đơn thuần trong đại đa số trường hợp, khách hàng Nhật Bản vẫn yêu cầu đối tác làm ăn đưa tới tận nơi sản xuất để tận mắt chứng kiến tổ chức, năng lực sản xuất của bạn hay các đối tác sản xuất hàng cho bạn. Nhưng khi bắt đầu chính thức thì các công ty Nhật nổi tiếng là ổn định và trung thành với bạn hàng.
3, Thời gian đặt hàng thử, số lượng nhỏ kéo dài rất lâu
Đây cũng là sự thử thách của doanh nghiệp VN, khi đứng trước các đơn đặt hàng với số lượng ít làm cho doanh nghiệp phái VN thiếu kiên trì không nhiệt tình trong giao tiếp dẫn đến mất khách hàng trong tương lai. Vì vậy khi làm ăn hợp tác với doanh nghiệp Nhật cần tính kiên trì và tin tưởng trong làm ăn sẽ vượt qua được thử thách mang lại niềm tin và sự hợp tác lâu dài từ phía đối phương.
4, Người Nhật rất coi trọng việc gặp mặt trước khi hợp tác và rất chu đáo trong việc chăm sóc khách hàng.
Làm quen: bắt đầu từ những cuộc gặp gỡ đầu tiên, thời gian này không nên hấp tấp. Vị trí ngồi cũng như cách giới thiệu phụ thuộc vào cấp bậc từ cao đến thấp. Sau cuộc gặp này, họ thường mời bạn dùng cơm tối với họ đây cũng là cách xây dựng mối quan hệ thân mật hơn.
Thu thập thông tin: hãy để cho người cấp cao nhất và trợ lý ông ta đề cập đến mục đích gặp, đây cũng là dấu hiệu của cuộc thương thảo sắp bắt đầu. Chúng ta thu thập thông tin từ đối tác và chuẩn bị thật chi tiết cho đề nghị của mình, nên sẵn sàng trả lời những câu hỏi từ phía họ. Người Nhật không ra quyết định cho lần gặp này.
Đùa cợt không được chấp nhận trong thương lượng: rất nghiêm túc trong công việc nên họ không bao giờ đùa giỡn khi chưa chứng tỏ được năng lực của mình. Họ chỉ đùa giỡn sau khi hoàn thành xong công việc hay say giờ làm việc.
Thào thuận miệng: người Nhật tin vào thỏa thuận bằng miệng và đối với những hợp đồng chuẩn bị chi tiết sẽ gây mất lòng tin từ hai phía, sự tranh chấp được coi là giảm đi sự hòa thuận.
Các thương nhân người Nhật rất thích chụp ảnh trong các buổi hội đàm, nhất là dưới hình thức quốc huy, quốc kỳ và lãnh tụ của các nước sở tại. Và đối với việc mời ăn, đón, tiễn sân bay sẽ gây được thiện cảm tốt, đặc biệt chú ý trong bữa ăn mời khách ta nên chủ động rót đồ uống cho khách, tránh trường hợp khách tự rót đồ uống cho mình.
Đối với các bữa ăn của doanh nhân thì không nên mang vợ theo, chủ tiệc người Nhật thường là đàn ông vì Nhật còn trọng nam hơn nữ nên họ sẽ không bao giờ mang phu nhân họ theo. Vả chúng ta cũng sẽ rất ít gặp đối tác kinh doanh là nữ, các bữa tiệc thường được tổ chức vào buổi tối có rất nhiều thức ăn và rượu đây chính là lúc họ nói lên cảm xúc thật của mình. Việc đổ nước tương trực tiếp vào cơm bị xem là bất thường.
5, Văn hóa trao danh thiếp
Nhật Bản là một trong những nước sử dụng danh thiếp nhiều nhất thế giới vì vậy khi trao đổi làm ăn với họ để tránh gây ấn tượng không tốt là không có hay hết danh thiếp thì ta phải chuẩn bị kĩ danh thiếp của mình, trao danh thiếp ở lần gặp đầu tiên. Danh thiếp phải được cho và nhận bằng hai tay, trong suốt cuộc gặp gỡ danh thiếp phải được để trên bàn. Sau khi gặp xong phải được trân trọng cho vào ví và không bao giờ được nhét vào túi quần sau.
6, Rất thích khi đối tác sử dụng được tiếng Nhật vì họ cảm thấy gần gũi hơn.
Do người Nhật coi trọng bản sắc văn hóa của mình nên khi đối tác sử dụng được tiếng Nhật vừa là 1 thuận lợi vừa gây ấn tượng tốt vì đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì số người biết nói tiếng Anh là rất ít.
Bên cạnh đó người Nhật tỏ ra rất thân thiện và chào đón người nói tiếng Anh như tiếng bản ngữ. Chỉ cần quan sát bạn sẽ thấy những cô, cậu bé thường nói “hello” với bất cứ vị khách châu Âu hay Mỹ nào mà chúng nhìn thấy, du khách được đón tiếp niềm nở tại khu mua sắm.
Nhật là một quốc gia kỷ luật nên rất an toàn, nhưng không vì vậy mà du khách thiếu cảnh giác và không nên tiết kiệm khi sử dụng dịch vụ an toàn của các khu du lịch, khách sạn hay các công ty tổ chức tour.
7, Người Nhật rất coi trọng giờ hẹn
Khi đi làm việc với người Nhật ta phải chủ động lựa chọn phương tiện hợp lý và thời gian đảm bảo để tránh trễ hẹn với bất kỳ lý do nào. Cách tốt nhất là chúng ta nên có mặt ở nơi hẹn trước 5 phút, điều này cũng được xem là là sự tôn trọng và coi trọng cuộc hẹn với họ.
Người có cấp bậc cao nhất sẽ là người tiến vào phòng đầu tiên, chủ nhà sẽ là người giới thiệu các thành viên tham dự và theo cấp bậc từ cao đến thấp.
“Họ” được dùng để giới thiệu cùng với cấp bậc thay vì tên.
Trong giao tiếp phải có khoảng cách, khi giới thiệu cúi đầu chào nhau, cúi thấp hay cao tùy thuộc vào cấp bậc.
Khi bắt tay không nên siết mạnh và không giao tiếp bằng mắt, các vị khách quan trọng thường là người bước ra khỏi phòng trước
Những tinh thần chủ đạo trong văn hóa doanh nhân:
– Doanh nhân phục vụ đất nước.
– Quang minh chính đại.
– Hòa thuận nhất trí.
– Lễ độ khiêm nhường.
– Phấn đấu vươn lên.
– Đền đáp công ơn.
8, Gửi thiệp chúc mừng nhân dịp ngày thành lập công ty
Ta có thể gửi thiệp chúc mừng năm mới hay Giáng Sinh nhưng phải chú ý là gửi đến trước ngày lễ. Đây cũng là một văn hóa ở các công ty Nhật Bản trong văn hóa giao tiếp, vì vậy việc hiểu các nét văn hóa đặc trưng cũng chính là cầu nối quan trọng trong kinh doanh và giao tiếp mang lại sự tin tưởng, thành công và hợp tác lâu dài.
9, Sự hòa thuận
Trong giao tiếp, người Nhật không muốn đối đầu, họ tin tưởng sự thỏa hiệp và hòa giải. Tin tưởng tuyệt đối vài quyết định của tập thể, không nói ra cảm xúc thật vì muốn duy trì sự hòa thuận. Tính bằng hữu trong kinh doanh thì quan trọng hơn tính logic, người Nhật thường nói chuyện xã giao trước khi bàn bạc và hãy xem đối tác để quyết định thời điểm bắt đầu thảo luận công việc.
Người Nhật thường tỏ ra khó hiểu, khá phức tạp. Lời nói “vâng” của họ có thể có nghĩa là “không” nếu đi kèm với những cụm từ như We will think about it (chúng tôi sẽ suy nghĩ về điều đó), We will see (chúng tôi sẽ xem lại) hoặc Perhaps (có lẽ). Bạn có thể mất ba lần gặp gỡ và có khi một năm để mối quan hệ kinh doanh của họ trở thành chính thức.
Người Nhật đánh giá cao sự đồng tâm hiệp lực, lãnh đạo là người quyết định sau khi nghe ý kiến nhân viên. Quyết định sau cùng phải được mọi người nghiêm túc chấp hành vì quyết định đó thể hiện sự đồng tâm hiệp lực của tất cả mọi người.
Không tranh cãi: người Nhật không quen tranh cãi vì họ không bao giờ tách mình khỏi tập thể. Tỏ thái độ bất đồng được xem là thô thiển, họ thích nói nhẹ nhàng và lịch sự.
VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NHẬT TRONG SINH HOẠT HẰNG NGÀY
Nếu được mời đến nhà ai đó, sẽ là món quà đầy sự cảm mến và kính trọng nếu như gia chủ cho phép bạn sử dụng phòng tắm trước, đặc biệt là trước bữa tối. Tuy nhiên, khách cũng phải hết sức thận trọng, làm dơ bẩn nguồn nước là điều rất khiếm nhã.
Không giống như văn hóa phương Tây, tắm ở Nhật cũng được xem như một nghệ thuật, một hình thức thư giãn giải trí. Người Nhật ngâm mình trong nước khi cơ thể họ đã sạch sẽ.
Cẩn thận ở ngưỡng cửa: cởi giày trước khi bước vào bất cứ căn nhà nào, sau khi tháo giày khách sẽ được gia chủ đưa cho đôi dép xỏ ngón đi trong nhà. Dép ở khu vực nào thì sử dụng ở khu vực đó đặc biệt là toilet, vườn….Sẽ rất phiền lòng gia chủ nếu bạn lê đôi dép từ khu vực này sang khu vực khác.
Tính cộng đồng: theo nghiên cứu thì người Nhật sẽ gặp nhiều nguy hiểm khi đơn độc. Chủ nghĩa cá nhân điều không nên thể hiện nhiều ở quốc gia này, ở các nước phương Tây đề cao chủ nghĩa cá nhân thì tính cộng đồng và tập thể lại được tôn trọng ở Nhật.
Phép tắc trong ăn uống: trong buổi tiệc nếu bạn không phải người chủ trì, hãy chỉ nâng ly cùng người khác sau khi người chủ trì tuyên bố lý do hay phát biểu gì đó. Khi nâng ly, bạn nên nâng cao ly và nói kampai (chúc mừng).
Khi đến ăn ở nhà hàng bạn sẽ được đưa một chiếc khăn để lau tay trước khi dùng bữa và gấp cẩn thận để ở góc bàn nên nhớ không được dùng để lau mặt hay lau miệng trong khi ăn. Ở Nhật, tiếng húp “sụp” khi ăn mì hay những tiếng động tạo ra khi ăn được chấp nhận, đôi khi điều này còn thể hiện thái độ lịch sự của khách vì nó nói lên rằng bạn cảm thấy rất ngon khi thưởng thức món ăn của chủ nhà.
Nói không với tiền típ: người Nhật nói “không” với tiền “tip” (tiền bo), khi được đưa tiền tip vài người xem đó như hành vi bị coi thường. Nhưng ở các thành phố lớn như Tokyo và khi bạn không thể nói tiếng Nhật, đôi khi người phục vụ vẫn lấy lý do đơn giản là vì họ không biết dùng ngôn ngữ nào để từ chối và họ cũng hiểu nếu không lấy sẽ gây mất kịch sự với khách nhất là người Âu, Mỹ.
Nói về ẩm thực của Nhật chắc chắn ai cũng biết đến cá hồi, ẩm thực của Nhật thay đổi theo mùa. Xuân ăn gạo anh đào, thu ăn món hầm trắng, đông lại tặng nhau những trái quýt chín tượng trưng cho mặt trời. Riêng món cá thì không cần tuân theo phong tục ăn theo mùa, vì Nhật Bản nổi tiếng với món ăn truyền thống từ cá như Sashimi hay Sushi. Qua đó ta thấy nền văn hóa giao tiếp và bản sắc văn hóa của đất nước Phù Tang hết sức phong phú và đa dạng.
– Nguồn: blog tuvanduhoc.
Bài viết khác