Chắc hẳn những ai đã và đang sống tại Nhật cũng thấy nước Nhật họ thật là lắm ngày nghỉ, lễ hội! Đặc biệt đối với học sinh sinh viên còn có thêm các kỳ nghỉ dài ngày (nghỉ Xuân, nghỉ Hè, nghỉ Đông..). Đây là cơ hội không thể tốt hơn để các Du học sinh khám phá văn hóa và nét đẹp xử sở hoa anh đào, hay tận dụng ngày lễ để làm thêm, bởi các kỳ nghỉ lớn DHS được phép làm thêm đến 40 giờ/tuần.
Theo như pháp luật Nhật Bản thì trong năm sẽ có 15 ngày lễ. Nếu những ngày lễ này rơi vào chủ nhật thì người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày thứ hai kế tiếp. Nếu có một ngày nằm xen giữa hai ngày lễ thì ngày đó người lao động cũng sẽ được nghỉ.
1. Ngày mồng 1 tết: Ngày lễ quan trọng nhất tại Nhật.
Từ sau thành công của cuộc Duy Tân Minh Trị do Thiên Hoàng Meiji tiến hành vào năm 1868, nước Nhật bắt đầu có truyền thống đón Tết Nguyên Đán theo năm mới dương lịch như những nước phương Tây. Người Nhật thường sẽ bắt đầu chuẩn bị đón năm mới từ ngày 31/12.
Một số công ty sẽ cho nhân viên nghỉ từ ngày 30 tết cho đến hết ngày mồng 3 tháng 1. Đến mồng 4 các công ty Nhật sẽ bắt đầu làm việc tuy nhiên không khí tết sẽ vẫn kéo dài cho đến ngày 15/1 (ngày lễ thành niên của Nhật dành cho những nam nữ thanh niên tròn 20 tuổi).
2. Ngày lễ thành niên
Ngày này trước đây là ngày 15/1 tuy nhiên hiện nay ngày này đã chuyển thành ngày thứ hai của tuần thứ 2 tháng 1. Đây là ngày lễ dành cho những nam nữ thanh niên tròn 20 tuổi.
3. Ngày Quốc Khánh
Ngày quốc khánh của Nhật Bản là ngày 11/2, theo lịch sử thì vào ngày này năm 660 trước Công Nguyên, vị Thiên Hoàng đầu tiên của Nhật đăng quang.
4. Ngày Xuân Phân
Là ngày 20/3, ngày này được coi như là ngày lễ để ca tụng thiên nhiên, các sinh vật sống.
5. Ngày Chiêu Hòa
Ngày 29/4 là ngày sinh của cố Hoàng Đế Chiêu Hòa. Trước năm 2007 thì ngày này được gọi là ngày Xanh. Tuy nhiên đến sau khi Hoàng Đế Chiêu Hòa mất người Nhật đã lấy ngày này trở thành ngày lễ giữ giù màu xanh của thiên nhiên.
Hiên tại Nhật người Nhật kỷ niêm ngày này vào ngày mồng 4/5. Ngoài ra, ngày Chiêu Hòa còn là một phần của tuần lễ Vàng.
6. Ngày Hiến Pháp
Ngày này rơi vào ngày mồng 3/5. Kể từ năm 1947 ngày này được người Nhật lấy làm ngày kỷ niệm ngày hiến pháp Nhật được thiết lập.
7. Ngày thiếu nhi
Ngày thiếu nhi của Nhật Bản là ngày 5 tháng 5. Đây là ngày lễ để người Nhật cầu sức khỏe và hạnh phúc cho những đứa trẻ. Ngày này còn được là ngày lễ Đoan Ngọ. Ngày này là ngày lễ dành riêng cho những bé trai (ngày của các bé gáo là ngày 3/3) Người Nhật thường treo cờ cá chép vào ngày này. Ngày này cũng là một phần của tuần lễ vàng.
8. Ngày của biển
Ngày này diễn ra vào ngày thứ 2, tuần thứ 3 của tháng 7. Đây là ngày mà người Nhật dành để cảm ơn những gì mà biển đã ban tặng cho họ. Ngày này cũng là ngày đánh dấu việc Hoàng Đế Meiji trở về an toàn sau chuyến đi đến Hokkaido bằng thuyền vào năm 1876.
9. Tuần lễ Obon
Lễ Obon tại Nhật bắt đầu từ ngày 13 đến ngày 15/8. Mặc dù đây không phải là ngày lễ quốc gia nhưng vào những ngày này người Nhật nghỉ tương đối dài. Lễ Obon là một trong 3 kỳ nghỉ lễ dài nhất của người Nhật bên cạnh ngày nghỉ tết và tuần lễ vàng. Lễ Obon của Nhật gần giống với lễ xá tội vong nhân của người Việt vào dịp rằm tháng 7 âm lịch.
10. Ngày kính lão
Ngày lễ này diễn ra vào vào ngày thứ 2, tuần thứ 3 của tháng 9. Đây là ngày mà người Nhật dành để tỏ lòng kính trọng đối với những người cao tuổi, chúc thọ. Ngày này được người Nhật đặt ra từ năm 1966.
11. Ngày thể dục thể thao
Diễn ra vào thứ 2 tuần thứ 2 của tháng 10, ngày này được nước Nhật áp dụng từ năm 1966 để kỷ niệm sự kiện thể thao Olympic Tokyo 1964. Tại Nhật, đây là ngày lễ khuyến khích các phong trào, hoạt động thể dục, thể thao.
12. Ngày lễ văn hóa
Diễn ra vào mồng 3/11. Đây là ngày lễ mang ý nghĩa khuyến khích sự hưng thịnh và phát triển của nền văn hóa truyền thống và tình yêu tự do, hòa bình. Những trường học và chính phủ Nhật Bản sẽ chọn những người có thành tích xuất sắc nhất để khen thường vào ngày này.
13. Ngày lễ tạ ơn người lao động
Ngày này được tổ chức hàng năm vào ngày 23/11. Đây là ngày lễ có ý nghĩa đề cao giá trị của sức lao động và cảm tạ một mùa vụ bội thu. Ngày lễ này thông thường sẽ được tổ chức khi vụ mùa kết thúc, trong ngày này người dân sẽ hiến tặng những sản vật vừa mới thu hoạch để tỏ lòng kính trọng và cảm tạ đối với thần thánh. Ngày lễ này tương đương với ngày lễ Tạ Ơn ở phương Tây.
14. Ngày sinh của Nhật Hoàng
Lễ sinh nhật của Nhật Hoàng Bình Thành hiện nay là ngày 23/12
15. Tuần lễ vàng
Trong suốt một năm, người Nhật luôn rất bận bịu với công việc do đó những khoảng thời gian nghỉ ngơi đối với họ là vô cùng quan trọng. Trong một năm thì tháng 5 là dịp mà người Nhật được nghỉ dài nhất nên họ gọi đây là “tuần lễ vàng”, đây là tuần lễ mà theo người Nhật là có ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an.
Trong tuần lễ vàng này có các ngày quốc lễ bao gồm: ngày sinh cố hoàng đế Chiêu Hòa 29/4, ngày hiến pháp 3/5, ngày xanh 4/5, ngày thiếu nhi 5/5. Trường hợp nếu trước hoặc sau bốn ngày nghỉ này là ngày quốc tế lao động hoặc thứ 7, chủ nhật thì người lao động sẽ có cơ hội nghỉ 5 ngày liên tiếp. Tại Nhât, tháng 5 là mùa xuân, lúc này thời tiết không quá nóng hay quá lạnh, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp nên rất phù hợp cho những chuyến du ngoạn.