$nbsp;

X

Thứ năm, 21/11/2024

Nhật Bản tiếp nhận gần 40.000 lao động Việt Nam trong 7 tháng

 Thu nhập tốt, môi trường làm việc thuận lợi là những yếu tố hút lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc.

 

ảnh 1

Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), qua 7 tháng đầu năm 2019, lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 79.428 lao động, đạt 66,19% kế hoạch năm 2019. Thị trường lao động Nhật Bản đứng đầu danh sách, trở thành điểm đến hấp dẫn của lao động Việt Nam. 

Trước đó, dự báo về xu hướng xuất khẩu lao động nửa cuối năm 2019, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, Đài Loan (Trung Quốc) và Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lao động truyền thống, tiếp nhận lao động Việt Nam với quy mô lớn nhất, chiếm trên 90% tổng số lao động đi trong thời gian qua. Trong đó, Nhật Bản đang là thị trường tiềm năng nhất hiện nay. 

Nửa đầu năm 2019, công tác phát triển thị trường lao động ngoài nước, ký kết các hiệp định và thỏa thuận song phương theo ông Liêm là có nhiều điểm sáng. Trong đó, tại thị trường Đài Loan (Trung Quốc), đã nghiên cứu xây dựng phương án gia hạn/ký hợp đồng với chủ sử dụng mới dành cho lao động Việt Nam làm việc tại đây hết hạn hợp đồng được gia hạn hoặc chuyển chủ mới để không phải về Việt Nam.

Cũng trong tháng 6 và 7-2019, Bộ LĐ-TB&XH đã triển khai nhiều hoạt động ký kết liên quan tới lĩnh vực xuất khẩu lao động.

Ngày 1/7, tại Tokyo (Nhật Bản), Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nhật Bản Yamashi Takashi đã cùng trao Bản ghi nhớ hợp tác (MOC) về khung pháp lý cơ bản để thực hiện đúng chương trình “lao động kỹ năng đặc định”. 

Việc ký kết cũng nhằm loại trừ các cơ quan trung gian xấu và các hoạt động trái pháp luật liên quan đến lao động kỹ năng đặc định.